09:55 EDT Thứ năm, 28/03/2024

Menu

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 73


Hôm nayHôm nay : 14654

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 718950

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 11862171

Quảng cáo trái

Bo ngoai giao
vinades

Trang nhất » TIN TỨC » Hoạt động Nhà trường

Quang cao giua trang

Bánh chưng - món ăn không thể thiếu trong ngày tết cổ truyền

Chủ nhật - 08/02/2015 21:45
Bánh chưng - món ăn không thể thiếu trong ngày tết cổ truyền

Bánh chưng - món ăn không thể thiếu trong ngày tết cổ truyền

Ý nghĩa của Bánh chưng trong ngày tết cổ truyền của dân tộc

Ngày tết cổ truyền đang đến gần, vào dịp này rất nhiều gia đình đang hối hả bận rộn với việc mua sắm và chuẩn bị cho ngày tết và trong mâm cỗ ngày tết một món ăn truyền thống không thể thiếu được là bánh chưng, nhưng để nói về ý nghĩa của bánh chưng thì không hẳn ai cũng biết, rất mong bài viết sẽ cung cấp một số thông tin cơ bản về ý nghĩa của bánh chưng ngày tết cũng như công đoạn để có món bánh chưng ngon trong ngày tết.



Bánh chưng - là món ăn không thể thiếu trong ngày tết

 
Bánh chưng là một loại bánh truyền thống của dân tộc Việt nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và đất trời xứ sở. Nguyên liệu làm bánh chưng gồm gạo nếpđậu xanhthịt lợnlá dong và bánh thường được làm vào các dịp Tết cổ truyền của dân tộc Việt.
Là loại bánh duy nhất có lịch sử lâu đời trong ẩm thực truyền thống Việt Nam còn được sử sách nhắc lại, bánh chưng có vị trí đặc biệt trong tâm thức của cộng đồng người Việt và nguồn gốc của nó có thể truy nguyên về truyền thuyết liên quan đến hoàng tử Lang Liêu vào đời vua Hùng thứ 6. Sự tích trên muốn nhắc nhở con cháu về truyền thống của dân tộc; là lời giải thích ý nghĩa cũng như nguồn cội của của Bánh Chưng, Bánh Giầy trong văn hóa, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của cây lúa và thiên nhiên trong nền văn hoá lúa nước.
Dân tộc nào cũng có thức ăn truyền thống. Song chưa thấy dân tộc nào có một thức ăn vừa độc đáo, vừa ngon lành, vừa bổ, vừa gắn liền với truyền thuyết dân tộc lâu đời, lại vừa có nhiều ý nghĩa sâu xa về vũ trụ, nhân sinh như bánh chưng, bánh dầy của Việt Nam. 
Bánh chưng hình vuông, màu xanh, tượng trưng trái Đất (âm). Bánh dầy hình tròn, màu trắng, tượng trưng Trời (dương) thể hiện triết lý Âm Dương, Dịch, Biện chứng Đông Phương nói chung và triết lý Vuông Tròn của Việt Nam nói riêng.

* Những nguyên liệu chính và công tác chuẩn bị:



Nguyên liệu để làm bánh chưng
1. Lá dong: rửa từng lá thật sạch hai mặt và lau thật khô. Rửa càng sạch bánh càng đỡ bị mốc về sau. Trước khi, gói lá dong được người gói bánh dùng dao bài mài thật sắc (loại dao nhỏ chuyên dùng để gọt) cắt lột bỏ bớt cuộng dọc sống lưng lá để lá bớt cứng, để ráo nước. Một số vùng vẫn hay dùng lá chuối, trước khi gói nhúng nước sôi để dẻo. Lau thật khô trên lá, cắt cạnh nhỏ vừa gói bánh.

2. Gạo nếp: nhặt loại bỏ hết những hạt gạo khác lẫn vào, vo sạch, ngâm gạo ngập trong nước cùng 0,3% muối trong thời gian khoảng 12-14 giờ tùy loại gạo và tùy thời tiết, sau đó vớt ra để ráo. Có thể xóc với muối sau khi ngâm gạo thay vì ngâm nước muối.

3. Đỗ xanh: Giã nhuyễn, ngâm nước ấm 40° trong 2 giờ cho mềm và nở, đãi bỏ hết vỏ, vớt ra để ráo. Nhiều nơi dùng đỗ hạt đã đãi vỏ trong khi những nơi khác cho vào chõ đồ chín, mang ra dùng đũa cả đánh thật tơi đều mịn và sau đó chia ra theo từng nắm, mỗi chiếc bánh chưng được gói với hai nắm đậu xanh nhỏ. Cũng có một số nơi nhét sẵn thịt lợn vào giữa nắm đỗ.

4. Thịt lợn: Thịt heo đem rửa để ráo, cắt thịt thành từng miếng cỡ từ 2,5 đến 3 cm sau đó ướp với hành tím xắt mỏng, muối tiêu hoặc bột ngọt khoảng hai giờ cho thịt ngấm.
Khâu chuẩn bị nguyên liệu, vật liệu cho bánh chưng đặc biệt quan trọng để bánh có thể bảo quản được lâu dài không ôi thiu hay bị mốc. Thịt ướp dùng nước mắm, vo nếp không sạch, đãi đậu không kỹ hay rửa lá còn bẩn, không lau khô lá trước khi gói đều có thể khiến bánh chưng chóng hỏng.


Nấu bánh chưng nên nấu bằng bếp củi

 
Thời gian nấu bánh chưng thường trên 10 tiếng, phải để lửa râm râm, bánh mới ngon. Nếu nấu bằng lò hoặc bếp gas, tuy nhanh, nhưng gây nóng quá bánh cũng sẽ không ngon.Vì được gói bằng lá dong, bánh chưng vừa xanh vừa đẹp, thơm hơn lá chuối. Phải gói thật kín, không cho nước vào trong, bánh mới ngon. Lạt phải buộc thật chật, chắc; gói lỏng tay, ăn không ngon. Song nếu chắc quá, bánh cũng không ngon. 



Bánh chưng sau khi nấu chín 
 
Món bánh chưng thường ăn kèm với hành muối và chấm nước mắm, ngoài ra có thể ăn kèm thêm một số món ăn truyền thống khác tùy thuộc vào khẩu vị của mỗi người.


Mâm cỗ ngày tết

Tác giả bài viết: Phong Vân

Nguồn tin: Admin

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Đăng nhập thành viên

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì nhất ở mã nguồn mở?

Liên tục được cải tiến, sửa đổi bởi cả thế giới.

Được sử dụng miễn phí không mất tiền.

Được tự do khám phá, sửa đổi theo ý thích.

Phù hợp để học tập, nghiên cứu vì được tự do sửa đổi theo ý thích.

Tất cả các ý kiến trên