14:31 EDT Thứ năm, 28/03/2024

Menu

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 50

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 47


Hôm nayHôm nay : 16973

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 722875

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 11866096

Quảng cáo trái

Bo ngoai giao
vinades

Trang nhất » TIN TỨC » Hoạt động Nhà trường

Quang cao giua trang

Trang sử mới của Dạy nghề

Thứ ba - 10/03/2015 21:28
Trang sử mới của Dạy nghề

Trang sử mới của Dạy nghề

Trao đổi với Ông Dương Đức Lân - Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề về luật giáo dục Nghề nghiệp vừa được Quốc hội phê chuẩn
Theo Luật giáo dục nghề nghiệp vừa được Quốc hội phê chuẩn, sinh viên tốt nghiệp cao đẳng sẽ được cấp bằng cao đẳng và được công nhận là kỹ sư thực hành hoặc cử nhân thực hành. Đây là tin vui đối với sinh viên theo học trình độ cao đẳng. Nhân dịp đầu xuân chúng tôi có cuộc trao đổi với PGS.TS Dương Đức Lân, Tổng Cục trưởng Tổng cục Dạy nghề, người kế thừa “thi công” xuất sắc Luật  Dạy nghề và tham gia thiết kế Luật giáo dục nghề nghiệp mới xoay quanh nội dung trên.



PGS.TS Dương Đức Lân, Tổng Cục trưởng Tổng cục Dạy nghề
 
 
PV: Thưa PGS, vậy là sau hơn nửa thế kỷ thăng trầm với hơn 5 lần chia tách, sát nhập, đổi tên, ngày 27/11/2014 kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật giáo dục nghề nghiệp. Đây có thể được coi là bước ngoặt, mở ra trang sử mới, chặng đường mới, hiện đại và hội nhập cho hoạt động dạy và học nghề. Ông có ý kiến gì về nhận định trên?

Thay đổi toàn bộ cấu trúc hệ thống giáo dục và dạy nghề

PGS.TS Dương Đức Lân: Từ ngày 1/7/2015 Luật giáo dục nghề nghiệp bắt đầu có hiệu lực. Luật giáo dục nghề nghiệp ra đời đã cấu trúc lại hệ thống giáo dục quốc dân của nước ta theo hướng hội nhập với khu vực và quốc tế. Theo Luật này, hệ thống đào tạo nước ta sẽ được phân thành hai nhánh: nhánh đào tạo hàn lâm nặng về lý thuyết do hệ thống giáo dục đại học thực hiện, nhánh đào tạo nghề nghiệp nặng về thực hành và rèn luyện kỹ năng nghề sẽ do hệ thống giáo dục nghề nghiệp thực hiện. Việc thiết kế hệ thống đào tạo theo hai nhánh như trên là phù hợp với cấu trúc đào tạo của hầu hết các nước, tạo điều kiện để giáo dục, đào tạo nước ta có nhiều thuận lợi trong giao lưu, hợp tác với giáo dục đào tạo của các nước trên thế giới. Một hệ thống giáo dục đào tạo có sự tương đồng, rõ ràng và dễ hiểu với khu vực và quốc tế sẽ tạo điều kiện để công nhận lẫn nhau giữa các nền giáo dục, điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.

Luật giáo dục nghề nghiệp lần đầu tiên ở nước ta đã thống nhất cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp với trung cấp nghề thành trung cấp, trung tâm dạy nghề và trung tâm giáo dục tổng hợp hướng nghiệp cấp huyện sát nhập lại thành trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trung tâm này vừa có chức năng dạy nghề sơ cấp, dạy nghề dưới ba tháng lại vừa có chức năng hướng nghiệp. Đó là bước ngoặt mang tính lịch sử, bởi vì từ nay lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp nước ta rất tương đồng với hệ thống giáo dục và đào tạo nghề của nhiều nước trên thế giới: viết tắt là VET. Hơn nữa, cuối năm nay ASEAN trở thành cộng đồng, dẫn đến nhu cầu dịch chuyển lao động giữa các nước ASEAN, điều đó cũng có nghĩa là sẽ có nhu cầu công nhận lẫn nhau về kỹ năng nghề và trình độ đào tạo. Nhận thức được điều này, trong những năm qua, ASEAN đã tổ chức cho các nước ASEAN cùng nghiên cứu, trao đổi để hình thành khung trình độ tham chiếu ASEAN gồm tám bậc trình độ, trong đó: trình độ 1 đến trình độ 5 là của lĩnh vực giáo dục và đào tạo nghề: VET; trình độ sáu đến trình độ tám là của giáo dục đại học. Để chủ động hội nhập với khu vực ASEAN, Chính phủ đã chỉ đạo cho Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xây dựng khung trình độ quốc gia của Việt Nam, hai bộ đã tích cực triển khai trong những năm vừa qua, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì việc chuẩn bị khung trình độ cho giáo dục nghề nghiệp từ bậc 1 đến bậc 5, Bộ Giáo dục và đào tạo chủ trì việc chuẩn bị các trình độ 6, 7, 8.

Học nghề được cấp bằng cử nhân, kỹ sư thực hành

Như vậy, khung trình độ quốc gia của Việt Nam cũng sẽ tương đồng với khung tham chiếu ASEAN và gồm 8 bậc: bậc 1, 2 là các bậc giáo dục nghề nghiệp ban đầu rất đơn giản với các khóa đào tạo ngắn hạn dưới 3 tháng, bậc 3 là trình độ giáo dục nghề nghiệp sơ cấp, bậc 4 là trình độ giáo dục nghề nghiệp trung cấp và bậc 5 là trình độ giáo dục nghề nghiệp cao đẳng (trình độ này được công nhận là kỹ sư thực hành đối với những nghề thuộc lĩnh vực kỹ thuật công nghệ); bậc 6 là trình độ Cử nhân, bậc 7 là trình độ Thạc sỹ, bậc 8 là trình độ Tiến sĩ. Mỗi nghề, tùy theo trình độ phức tạp và đòi hỏi của thị trường lao động để xây dựng các trình độ theo khung trình độ quốc gia, mỗi trình độ của từng nghề cần phải trên cơ sở của tiêu chuẩn kỹ năng nghề để xác định chuẩn đầu ra (learning outcomes), chuẩn đầu ra chính là mục tiêu đào tạo của từng nghề theo từng trình độ, trên cơ sở đó các trường xây dựng chương trình đào tạo để đáp ứng được mục tiêu đào tạo. Trên cơ sở khung trình độ quốc gia, các nước ASEAN so sánh với khung trình độ ASEAN, khi các nghề của các nước ASEAN gặp nhau về chuẩn đầu ra thì sẽ công nhận lẫn nhau về trình độ đào tạo, điều này có ý nghĩa rất to lớn khi ASEAN trở thành cộng đồng vào cuối năm 2015. Khi các trình độ đào tạo được công nhận lẫn nhau thì việc di chuyển lao động giữa các nước ASEAN sẽ được thực hiện một cách dễ dàng.

Như vậy từ 1/7/2015 theo luật mới sẽ có sự thay đổi lớn đối với các trường nghề, thưa ông?

PGS.TS Dương Đức Lân: Đúng thế, tên gọi của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp sẽ thay đổi, ví dụ trước kia là trường Cao đẳng nghề Công nghệ, Kinh tế và Thủy Sản chẳng hạn thì sau 1/7/2015 sẽ là Trường Cao đẳng Công nghệ, Kinh tế và Thủy Sản. Các trung tâm giáo dục kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp sẽ được sáp nhập với trung tâm dạy nghề thành Trung tâm giáo dục nghề nghiệp. Danh hiệu bằng cấp đối với người học, chính sách đối với cơ sở đào tạo, chính sách đối với học sinh sinh viên, chính sách đối với nhà giáo, chính sách đối với doanh nghiệp tham gia giáo dục nghề nghiệp cũng sẽ có nhiều điểm mới. Vì vậy năm 2015, chúng tôi xác định là năm tập trung xây dựng các văn bản hướng dẫn triển khai Luật Giáo dục nghề nghiệp và thực hiện đồng bộ với các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo. Theo đó, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội sẽ chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành 3 Nghị định, 4 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ vào tháng 5/2015 để sẵn sàng triển khai khi Luật Giáo dục nghề nghiệp có hiệu lực. Đồng thời, với nhiệm vụ được giao, Tổng cục Dạy nghề cũng đang dự thảo 24 Thông tư hướng dẫn các nội dung khác theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.

Đó là những thay đổi về cấu trúc của hệ thống giáo dục nghề nghiệp theo luật mới, còn vấn đề chất lượng đào tạo nghề thời gian tới sẽ được “lột xác” thế nào thưa Ông?

3 chính sách đột phá chất lượng dạy nghề

PGS.TS Dương Đức Lân: Vấn đề chất lượng không phải bây giờ có Luật GDNN chúng ta mới làm, mà đây là vấn đề cốt lõi của đào tạo nghề đã được triển khai từ nhiều năm nay. Nhưng nếu nói về cú huých làm thay đổi chất lượng thì phải nói tới 3 sự kiện có tác động quyết định đến việc đột phá chất lượng giáo dục nghề nghiệp.

Thứ nhất, năm 2011 Thủ tướng phê duyệt Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011 – 2020. Tiếp đó năm 2012 Thủ tướng Chính phủ lại phê duyệt Chiến lược phát triển dạy nghề giai đoạn 2011 – 2020, trong đó đặt ra những mục tiêu phấn đấu về chất lượng hết sức cụ thể

Thứ 2, năm 2014 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 761/QĐ-TTg phê duyệt đề án phát triển trường nghề chất lượng cao đến năm 2020 với mục tiêu: Phấn đấu đến năm 2020 có khoảng 40 trường nghề chất lượng cao đủ năng lực đào tạo một số nghề được các nước tiên tiến trong khu vực ASEAN hoặc quốc tế công nhận, góp phần đổi mới căn bản toàn diện đào tạo nghề ở Việt Nam và đáp ứng yêu cầu nhân lực chất lượng cao cho phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Trong đó mục tiêu từ năm 2014 – 2016: Từng bước thí điểm đào tạo 34 nghề theo các chương trình đào tạo nghề được chuyển giao từ nước ngoài theo Đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với quy mô tối thiểu 25 học sinh, sinh viên mỗi nghề một năm. Ưu tiên hỗ trợ đầu tư tập trung, đồng bộ cho những trường nghề đã được lựa chọn có năng lực đào tạo tốt, gần với các tiêu chí của trường nghề chất lượng cao. Giai đoạn 2017 – 2020: Từng bước mở rộng đào tạo các nghề đã thí điểm đào tạo có học sinh, sinh viên tốt nghiệp được đánh giá, công nhận văn bằng, chứng chỉ bởi các tổ chức giáo dục đào tạo có uy tín của các nước tiên tiến trong khu vực ASEAN hoặc quốc tế. Phấn đấu đến năm 2018 có khoảng 15 trường được kiểm định, đánh giá, công nhận đạt tiêu chí của trường nghề chất lượng cao; đến năm 2019 có thêm khoảng 15 trường và đến năm 2020 có khoảng 40 trường chất lượng cao.

Thực hiện Quyết định 761 của Thủ tướng Chính phủ, Tổng cục Dạy nghề đang triển khai xây dựng các trường nghề chất lượng cao khi được cơ quan kiểm định chất lượng đào tạo đánh giá đạt đủ 6 tiêu chí về: quy mô đào tạo, việc làm sau đào tạo; trình độ HSSV sau đào tạo đạt chuẩn đầu ra; kiểm định chất lượng; về giáo viên, giảng viên và về quản trị nhà trường.

Tổng cục Dạy nghề cũng đang chuyển giao 12 bộ chương trình, giáo trình đào tạo của Úc và dự kiến bắt đầu thí điểm đào tạo từ năm 2015, sinh viên Việt Nam được đào tạo theo chương trình này sẽ được đảm bảo chất lượng và kiểm định chất lượng  của Úc, khi tốt nghiệp sẽ được cấp bằng cao đẳng của Việt Nam và bằng Diploma của Úc, đó là sự đột phá về chất lượng giáo dục nghề nghiệp nước ta để tạo ra đội ngũ lao động có kỹ năng nghề nghiệp cao nhằm góp phần quan trọng để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước.

Thứ 3, Quyết định 1982/QĐ – TTg ngày 31/10/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý dạy và học nghề đến năm 2020. Với mục tiêu ứng dụng CNTT vào quản lý hoạt động dạy và học nghề bằng các công nghệ phần mềm tiên tiến nhất trên thế giới. Hiện đại hóa cơ sở hạ tầng thông tin theo hướng số hóa, mô phỏng hóa các máy móc thiết bị dạy nghề, tạo sự thay đổi căn bản, toàn diện về quản lý dạy và học nghề theo hướng hiện đại, tạo bước đột phá về chất lượng đào tạo, góp phần tăng năng lực cạnh tranh quốc gia và hội nhập khu vực và quốc tế.

Để chuẩn bị đội ngũ nhân lực tiền đề cho việc triển khai ứng dụng CNTT trong quản lý dạy và học nghề, năm 2014 Tổng cục Dạy nghề đã đào tạo bồi dưỡng quy trình thu thập thông tin, cập nhật thông tin, quản trị, sử dụng khai thác hệ thống phần mềm cơ sở dữ liệu quốc gia cho gần 1000 học viên đến từ 650 cơ sở dạy nghề thuộc các Bộ ngành, địa phương trong cả nước.

Hy vọng với những thay đổi căn bản, toàn diện như vậy, những năm tới chúng ta sẽ có được đội ngũ lao động được đào tạo có tay nghề cao, được công nhận trong ASEAN. Góp phần cải thiện năng lực cạnh tranh quốc gia trong bối cảnh hội nhập.

Xin cảm ơn Ông.

Tác giả bài viết: Phong Vân tổng hợp

Nguồn tin: Tạp chí NN và CS

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Đăng nhập thành viên

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì nhất ở mã nguồn mở?

Liên tục được cải tiến, sửa đổi bởi cả thế giới.

Được sử dụng miễn phí không mất tiền.

Được tự do khám phá, sửa đổi theo ý thích.

Phù hợp để học tập, nghiên cứu vì được tự do sửa đổi theo ý thích.

Tất cả các ý kiến trên