09:41 EDT Thứ sáu, 29/03/2024

Menu

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 143

Máy chủ tìm kiếm : 85

Khách viếng thăm : 58


Hôm nayHôm nay : 20785

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 742054

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 11885275

Quảng cáo trái

Bo ngoai giao
vinades

Trang nhất » TIN TỨC » Ba công khai

Quang cao giua trang

Gỡ “nút thắt” trong tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp

Thứ năm - 11/04/2019 22:27
Gỡ “nút thắt” trong tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp

Gỡ “nút thắt” trong tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp

Sớm tham gia GDNN người học có lợi thế lớn khi tham gia thị trường lao động
GD&TĐ - Một số nước trên thế giới triển khai mô hình 9+ (giải pháp phân luồng HS THCS sang học nghề) rất hiệu quả, điển hình như Đức, Nhật Bản, Singapore… Đây là những mô hình mà Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm và chắt lọc những giải pháp áp dụng phù hợp.

Học xong phổ thông là có nghề

Nền kinh tế Đức phát triển mạnh mẽ như hiện nay cũng dựa vào một hệ thống đào tạo nghề “kép”. Đây là hình thức học lý thuyết, kỹ năng ở trung tâm đào tạo và thực hành của doanh nghiệp trong suốt thời gian học nghề từ 3 - 3,5 năm, tùy theo nghề.Nhà nước chỉ đưa ra điều kiện khung còn các doanh nghiệp phải đưa ra hình thức đào tạo, phương thức hoạt động cho một sản phẩm cụ thể. Sau khi tốt nghiệp THPT bắt buộc (hết lớp 9), HS có thể làm đơn xin học nghề ở lứa tuổi 15. Mỗi nghề đều có chương trình riêng, nên HS có thể theo học tại doanh nghiệp 3 - 4 ngày và học ở trường nghề 1 - 2 ngày. HS cũng có thể học ở trường liên tiếp tới 8 tuần.

Ngoài ra, vì các nghề càng ngày càng phức tạp, doanh nghiệp có thể không dạy đủ hết những điều cần thiết trong phần thực hành, thì hội chuyên nghiệp sẽ tổ chức những khóa thực tập ngoài doanh nghiệp kéo dài 3 hoặc 4 tuần. Theo mô hình đào tạo nghề kép, nếu không học tiếp để thi đại học thì sau ba năm vừa học kiến thức vừa học nghề, HS đã thành thạo một nghề để bảo đảm cuộc sống tương lai.

Ở Singapore, phân luồng hướng nghiệp rất tốt, mức trần không hơn 25% vào đại học, số còn lại là học nghề. Mỗi gia đình ở

Singapore chỉ có 1 - 2 con, đa số có 1 con, nên ước nguyện vào học ĐH gia đình nào cũng có. Vì vậy, học nghề phải có gì hơn, hoặc ít nhất cũng phải bằng đại học. Người dân Singapore được tiếp cận các cơ sở đào tạo nghề, để trực tiếp nhìn thấy chương trình đào tạo, điều kiện học tập, cơ hội nghề nghiệp, việc làm, thu nhập... Khi đã hiểu rõ những ưu điểm của giáo dục nghề nghiệp (GDNN), phụ huynh sẽ hoàn toàn yên tâm để con em mình tham gia.

Để giải quyết vấn đề này, Chính phủ Singapore đầu tư vào hệ thống các trường nghề rất lớn, có những trường nghề được đầu tư tới 400 triệu USD. Về hướng nghiệp cho HS phổ thông,

Singapore quy định trong luật, mỗi học kỳ 2 lần HS phải vào trường nghề để học hướng nghiệp. Đây là mô hình phân luồng sớm khá rõ nét.
 

Giải pháp cho mô hình 9+

Ông Trương Anh Dũng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục GDNN (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết: Triển khai mô hình 9+ tại Việt Nam bản chất là liên thông, đầu vào THCS học trung cấp rồi tiếp tục liên thông lên cao đẳng, không bỏ qua trình độ trung cấp. Nhưng các trường phải xây dựng chương trình đào tạo liên thông từ trung cấp lên cao đẳng gọn nhất. Nhiều trường đang triển khai mô hình 9+3 hoặc 9+4. Hiện có những hiểu nhầm về mô hình 9+ là có đầu vào THCS nhưng được học lên thẳng CĐ, tuy nhiên luật cũng chưa cho phép.

Ba giải pháp đưa vào dự thảo Luật GDNN sửa đổi rất quan trọng là: Cho phép đào tạo, tuyển sinh đầu vào THCS để học lên CĐ với ngành nghề phù hợp. Đây là giải pháp được kỳ vọng sẽ gỡ “nút thắt” cho tuyển sinh THCS cho các trình độ GDNN; Cho phép các trường CĐ, trung cấp tổ chức đào tạo kiến thức văn hoá phổ thông theo quy định của Bộ GD&ĐT; Kiến nghị được xác nhận hoàn thành chương trình văn hóa. Đơn vị nào dạy văn hoá thì hiệu trưởng, hoặc giám đốc trung tâm sẽ xác nhận hoàn thành chương trình văn hoá đó, HS không nhất thiết phải thi tốt nghiệp để có bằng phổ thông, xác nhận rồi mới có thể học liên thông.

“GDNN trong những năm trở lại đây có nhiều thay đổi tích cực, đặc biệt là quy mô tuyển sinh, cho thấy hiệu quả của đào tạo nghề, nhiều trường đã mạnh dạn cam kết việc làm và thu nhập sau đào tạo cho HSSV. Vì vậy, việc sớm tham gia vào GDNN sẽ giúp cho người học nhanh chóng có được tay nghề vững vàng, từ đó sớm có việc làm ổn định và cơ hội thăng tiến nghề nghiệp tương lai”, ông Trương Anh Dũng chia sẻ.
link gốc: https://giaoducthoidai.vn/thoi-su/go-nut-that-trong-tuyen-sinh-giao-duc-nghe-nghiep-3994885-b.html?fbclid=IwAR3WjmDiPU5CL0lJDLcHTULoHhIidcTVkGwocNDajVubaENjVOmL4OJyCp4

Tác giả bài viết: Anh Dũng

Nguồn tin: báo giaoducthoidai.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: tham gia, thị trường

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Đăng nhập thành viên

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì nhất ở mã nguồn mở?

Liên tục được cải tiến, sửa đổi bởi cả thế giới.

Được sử dụng miễn phí không mất tiền.

Được tự do khám phá, sửa đổi theo ý thích.

Phù hợp để học tập, nghiên cứu vì được tự do sửa đổi theo ý thích.

Tất cả các ý kiến trên