05:15 EDT Thứ sáu, 19/04/2024

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 120

Máy chủ tìm kiếm : 28

Khách viếng thăm : 92


Hôm nayHôm nay : 21601

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 365693

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 12287387

Quảng cáo trái

Bo ngoai giao
vinades

Trang nhất » ĐÀO TẠO » Lắp ráp & Sửa chữa máy vi tính

Quang cao giua trang

Vai trò công nghệ thông tin trong phát triển thông tin khoa học công nghệ

Thứ sáu - 01/02/2013 21:08
Hiện nay, thông tin đang đóng một vai trò ngày càng quan trọng trong đời sống. Thông tin khoa học công nghệ (KHCN) là một trong những động lực quan trọng nhất của sự phát triển, cùng với một số ngành công nghệ cao khác đang làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của thế giới hiện đại.

Để phát huy được sức mạnh, sự nhạy bén, kịp thời, đòi hỏi các cơ quan thông tin KHCN phải ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) để phát huy khả năng thu thập, xử lý, lưu trữ và truyền tải thông tin nhằm phục vụ cho nhu cầu xã hội. “Ứng dụng CNTT là việc sử dụng CNTT vào các hoạt động thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội, đối ngoại, quốc phòng, an ninh và các hoạt động khác nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả của các hoạt động này” (Luật CNTT số 67/2006/QH11). 
 
Cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế, của đời sống xã hội và đặc biệt là sự phát triển nhanh chóng của CNTT, thông tin KHCN được chuyên môn hóa nhiều hơn, sâu hơn về các lĩnh vực của đời sống con người. Thông tin KHCN đã thể hiện vai trò khơi mào cho đổi mới tư duy kinh tế, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế nước ta, đặc biệt trong thời kỳ đổi mới. 
 
Việc ứng dụng CNTT trong công tác thông tin KHCN có hiệu quả rất lớn đối với cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, người dân, góp phần rút ngắn khoảng cách về thông tin, kiến thức giữa các vùng, các miền trong cả nước. 
 
 
Đối với cơ quan, đơn vị hành chính, sự nghiệp nhà nước: Ứng dụng CNTT trong phát triển KHCN cùng với cải cách hành chính nhằm giúp cơ quan nhà nước hoạt động hiệu quả, chất lượng, minh bạch, phục vụ nhân dân tốt hơn và phát huy dân chủ mạnh mẽ, đẩy nhanh tiến trình đơn giản hóa thủ tục hành chính. Khả năng chuyển tải cũng như tiếp cận văn bản, công văn chỉ đạo, hướng dẫn,... từ Trung ương xuống các cơ quan địa phương là rất nhanh chóng. 
 
Khả năng quản lý nhà nước tốt hơn, đồng bộ hơn, ứng dụng CNTT trong thông tin KHCN làm cho chính quyền có khả năng thu được nhiều dữ liệu hơn từ các nguồn khác nhau, khả năng chia sẻ, cung cấp thông tin trong nội bộ cũng trở nên nhanh hơn, kịp thời hơn. Thu thập được nhiều thông tin phản hồi một cách khách quan hơn từ phía công chúng. 
 
Thông qua những cách này, ứng dụng CNTT trong công tác thông tin có thể giúp cho các nhà lãnh đạo, quản lý, nhà hoạch định chính sách có được nguồn thông tin khách quan, đầy đủ, từ đó đề ra được các chủ trương, quyết định, chính sách, đề tài,... phục vụ tốt nhất, phù hợp thực tế nhất, qua đó nâng cao năng lực chỉ đạo trong hoạt động quản lý của mình. Ứng dụng CNTT trong công việc lưu trữ, truy xuất hồ sơ cá nhân có ý nghĩa rất lớn, giảm bớt giấy tờ cồng kềnh, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác văn thư lưu trữ, mặt khác khả năng khôi phục là rất tiện ích. 
 
Các nhà nghiên cứu có thêm nhiều thông tin, nguồn dữ liệu từ các kênh khác nhau, đặc biệt là qua mạng Internet, giúp cho việc nghiên cứu phong phú hơn, chuyên sâu hơn, tránh nghiên cứu trùng lặp,...Làm giảm chi phí hành chính, cho phép cắt giảm đáng kể chi phí trong công việc thu thập, lưu trữ, xử lý, khai thác thông tin và chi phí thực thi, tiết kiệm thời gian và công sức cho cán bộ hoàn thành công việc… 
 
Đối với người dân, đặc biệt là bà con nông dân ở nông thôn vùng sâu vùng xa: Trước đây, người dân nhất là bà con nông dân ở các thôn bản, vùng sâu vùng xa, việc tiếp cận thông tin là rất khó khăn. Hiện nay với sự hiện đại của CNTT trong công tác thông tin, thông tin KHCN được chuyển tải đầy đủ hơn, kịp thời hơn, đáp ứng được nhu cầu thông tin ngày càng cao của người dân. 
 
Thông tin KHCN phục vụ đại chúng ngày càng trở nên quan trọng, một mặt là do trình độ nhận thức của dân chúng ngày càng cao hơn, khả năng và nhu cầu tiếp thu khoa học kỹ thuật và công nghệ ngày một tăng lên. Mặt khác, bản thân những phát triển khách quan của thời đại CNTT cũng tạo ra nhu cầu đối với các tầng lớp dân chúng, họ cũng phải quan tâm đến thông tin KHCN. 
 
Thí dụ, nông dân trồng trọt hay chăn nuôi không thể chỉ dựa vào kinh nghiệm, vào thói quen mà họ phải tuân thủ những cách hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt hay chăn nuôi của cán bộ khuyến nông hay trên báo, truyền hình, Internet... vì vậy việc ứng dụng CNTT trong truyền tải tin là một nhu cầu cấp bách. 
 
Tin học hóa trong phát triển thông tin KHCN giúp người dân, nhất là bà con ở vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa có điều kiện tiếp cận được với thông tin KHCN một cách thuận tiện hơn rất nhiều. Nhờ các ứng dụng tiện ích của CNTT, các bản tin thông tin KHCN, các chương trình, dự án đưa thông tin KHCN về nông thôn miền núi... được triển khai rộng rãi, qua đó đáp ứng được nhu cầu thiết thực của bà con địa phương. 
 
Và hơn thế nữa, những đóng góp của CNTT trong việc nâng cao và phát triển đời sống của đồng bào các dân tộc không phải chỉ dừng lại ở chính sách, chủ trương, mà còn góp phần nâng cao dân trí của đồng bào bằng cách giải quyết vấn đề thông tin, nhận thức cho bà con. Khi đó bà con có thể tự nâng cao nhận thức, biết cách học hỏi kinh nghiệm làm ăn thông qua các kênh thông tin, các phương tiện truyền thông như đài phát thanh, truyền hình, sách báo, Internet. 
 
Thông qua các kênh thông tin, người dân có thể nắm bắt tình hình thời sự, các vấn đề xã hội trong nước và quốc tế. Người dân cũng được phổ biến khoa học thường thức về kinh tế - xã hội, y tế, giáo dục... một cách nhanh chóng hơn, góp phần khắc phục tình trạng thiếu thông tin, làm phong phú thêm những hiểu biết về khoa học - xã hội, kinh tế, từng bước xoá đói giảm nghèo cho đồng bào tiến tới phát triển bền vững. 
 
Ứng dụng CNTT trong việc truyền tải thông tin KHCN giúp thông tin “bay” xa hơn, nhanh hơn, người dân sẽ nắm bắt đầy đủ, chính xác và kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đặc biệt đại bộ phận đồng bào dân tộc sinh sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, phương tiện đi lại khó khăn, lại thật thà, dễ tin,... nên dễ bị kẻ xấu lợi dụng, tuyên truyền sai lệch, gây mất ổn định chính trị, an toàn xã hội. Vì thế, việc ứng dụng CNTT để cung cấp thông tin KHCN một cách đầy đủ, kịp thời đến bà con là điều hết sức quan trọng và thiết yếu. 
 
Việc ứng dụng CNTT thông qua việc truyền tải thông tin hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao... một cách sinh động và trực quan sẽ nâng cao nhu cầu giải trí, thưởng thức của đồng bào vốn từ trước đến nay còn rất nghèo nàn, thiếu thốn. Khi hệ thống Internet đến được vùng sâu, vùng xa, đồng bào có thể được giải đáp trực tuyến các vấn đề xã hội, pháp luật... với các cơ quan chức năng thông qua mạng báo điện tử… 
 
Đối với doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ: Ứng dụng CNTT trong công tác thông tin KHCN không chỉ là yêu cầu bức thiết, mang lại nhiều hiệu quả trong cơ quan nhà nước, giúp thông tin đến với người dân rộng rãi hơn, nhanh hơn mà còn có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ. 
 
Trong quá trình hội nhập và cạnh tranh toàn cầu, khai thác hiệu quả các thông tin KHCN thông qua công cụ CNTT không chỉ nâng cao năng lực chỉ đạo điều hành của doanh nghiệp mà còn cải thiện khả năng cạnh tranh và tạo ra các cơ hội mới cho doanh nghiệp, rút ngắn quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. 
 
Trong quá trình hội nhập và phát triển như hiện nay thì doanh nghiệp nào nắm bắt được nhiều và nhanh thông tin hơn doanh nghiệp đó có khả năng chiến thắng là rất cao. Lợi thế cạnh tranh đang thuộc về các doanh nghiệp biết tận dụng các công nghệ mới để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới, đáp ứng nhu cầu đa dạng và luôn thay đổi của khách hàng. Với tiềm lực hùng mạnh về tài chính và KHCN, các công ty xuyên quốc gia, đa quốc gia đang nắm giữ và chi phối thị trường các công nghệ tiên tiến. 
 
Khách hàng có thể xem thông tin ở bất kỳ nơi nào, tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp trong những vấn đề marketing, in ấn, gửi bưu điện... Thuận tiện cho việc quảng bá sản phẩm, dịch vụ rộng rãi và nhanh chóng, từ đó đem lại sự tiện lợi cho đối tác, khách hàng và hơn nữa đây là xu thế để tồn tại và lớn mạnh của mỗi doanh nghiệp. 
 
Tiếp cận thông tin KHCN bằng công nghệ tin học hiện đại sẽ giúp các doanh nghiệp nắm bắt thông tin kịp thời và đầy đủ về thị trường trong và ngoài nước, từ đó có những hoạch định đúng đắn trong quản lý, điều hành. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao tiếp giữa chính phủ với doanh nghiệp. Điều này có thể mang lại các dịch vụ được cải thiện cho các vùng nông thôn xa xôi và tăng cường các dịch vụ hỗ trợ khẩn cấp. Cũng như các cơ quan nhà nước việc tiếp cận thông tin khoa học bằng công nghệ hiện đại, tin học hóa chuyên nghiệp sẽ giảm chi phí rất đáng kể cho công ty... 
 
Có thể khẳng định, việc ứng dụng CNTT phục vụ phát triển thông tin, đặc biệt thông tin KHCN là một yêu cầu bức thiết đặt ra cho các cơ quan, đơn vị thông tin KHCN nói riêng và các cơ quan ban ngành nói chung. Tin học hóa trong công tác truyền tin thì thông tin không những không bị hao mòn vô hình hay hữu hình mà giá trị của nó lại được nhân lên cấp số nhân qua số lần truy cập, sao chép, là một sản phẩm “sạch”, thân thiện môi trường mà cả toàn cầu đang hướng tới. 

Nguồn tin: www.baoquangtri.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Đăng nhập thành viên

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì nhất ở mã nguồn mở?

Liên tục được cải tiến, sửa đổi bởi cả thế giới.

Được sử dụng miễn phí không mất tiền.

Được tự do khám phá, sửa đổi theo ý thích.

Phù hợp để học tập, nghiên cứu vì được tự do sửa đổi theo ý thích.

Tất cả các ý kiến trên